Nâng mũi là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ được phái nữ ưa chuộng nhất hiện nay. Và tất nhiên nhiều chị em sẽ có những thắc mắc về phương pháp này, liệu có nên nâng mũi hay không? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Quốc Định giải đáp những câu hỏi thường gặp trong nâng mũi nhé.
-
Phẫu thuật nâng mũi là gì?
Nâng mũi là một thủ thuật phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến, giúp thay đổi hình dáng và cấu trúc mũi, khắc phục các khuyết điểm như mũi tẹt, mũi khoằm, mũi lệch… Nhờ đó, bạn sẽ sở hữu một chiếc mũi cao, thon gọn, hài hòa với gương mặt, tăng thêm sự tự tin. Phẫu thuật nâng mũi được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, sử dụng những kỹ thuật hiện đại và vật liệu an toàn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ tự nhiên và lâu dài.
Nâng mũi: Không chỉ đơn thuần là một thủ thuật làm đẹp, phẫu thuật nâng mũi còn có thể cải thiện đáng kể các vấn đề về hô hấp hoặc khắc phục những biến dạng do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh.
-
Nâng mũi có đau không?
Đây là thắc mắc chung của nhiều chị em khi có ý định nâng mũi. Nhờ những tiến bộ vượt bậc của y khoa, đặc biệt là kỹ thuật gây tê cục bộ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng quá trình nâng mũi sẽ diễn ra nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Sau khi thuốc tê hết tác dụng sẽ chỉ cảm thấy hơi tê bì hoặc đau nhức nhẹ, hoàn toàn có thể kiểm soát được. Đảm bảo cực kỳ an toàn cho khách hàng và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
-
Nâng mũi duy trì được trong bao lâu?
Tuổi thọ của chiếc mũi nâng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chất liệu độn: Sụn tự thân thường cho kết quả lâu dài và bền vững hơn so với sụn nhân tạo.
- Kỹ thuật phẫu thuật: Các kỹ thuật nâng mũi hiện đại như nâng mũi cấu trúc thường mang lại kết quả ổn định hơn.
- Chăm sóc sau phẫu thuật: Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp duy trì kết quả nâng mũi lâu dài.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản.
(Hình ảnh: Chuyên gia nâng mũi – Bác sĩ Nguyễn Quốc Định đang thăm khám cho khách hàng)
Nếu sử dụng phương pháp kết hợp sụn nhân tạo và sụn tự thân thì sẽ đảm bảo an toàn và kết quả thẩm mỹ có thể duy trì được lâu dài trên 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn như với phương pháp nâng mũi cấu trúc.
-
Sau phẫu thuật có để lại biến chứng gì không?
Trong mọi ca phẫu thuật thẩm mỹ, nếu lựa chọn thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín, đội ngũ y bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm thì có khả năng xảy ra những biến chứng không mong muốn.
Thực tế cho thấy có tới 70% những ca phẫu thuật hỏng để lại những hậu quả xấu đều do bác sĩ thực hiện không có kĩ thuật vững, còn non tay; 30% còn lại có thể nguyên do là bởi cơ địa mỗi người và chế độ chăm sóc không kĩ càng sau phẫu.
Những biến chứng có thể gặp khi nâng mũi hỏng là:
- Mũi bị căng cứng, sưng đỏ đầu mũi và gây ra cảm giác đau nhức khó chịu
- Sống mũi bị lệch, cong vẹo, gần như lộ ra ngoài
- Sụn mũi có dấu hiệu bị co rút
- Mũi chảy nhiều dịch màu đỏ đậm liên tục trong nhiều ngày
-
Chú ý chăm sóc hậu phẫu nâng mũi
Theo các chuyên gia y tế, việc chăm sóc hậu phẫu thuật nâng mũi chiếm tới 80% hiệu quả thẩm mỹ. Vì thế khách hàng nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn như sau:
- Nghỉ ngơi hoàn toàn 1 – 2 ngày sau phẫu thuật
- Tích cực chườm mát trong 2 ngày đầu sẽ giúp giảm sưng và chườm ấm 2 ngày sau đó để hạn chế bầm tím
- Không tác động mạnh vào vùng mũi vì có khả năng chảy máu, tụ máu đông
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ
- Vệ sinh vết mổ và vùng mũi bằng bông gạc sạch và nước cất, bôi thuốc mỡ 2 lần/ngày
- Đội mũ hoặc bôi kem chống nắng lên các vết bầm để tránh hình thành vết nám do ánh nắng mặt trời
- Không nên ăn thực phẩm gây nên sẹo lồi như rau muống, đồ nếp, trứng,… kiêng ăn đồ cay nóng
- Không sử dụng chất kích thích (đồ uống có cồn, nicotin, cafein…)
Đặc biệt quan trọng: phải tái khám đều đặn theo lịch của bác sĩ!
-
Kết
Trên đây là những giải đáp cho những thắc mắc thường gặp của chị em có ý định nâng mũi. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để cân nhắc về tình trạng của mình. Nhưng để chắc chắn thì bạn nên đến gặp bác sĩ Nguyễn Quốc Định để được khám và tư vấn cụ thể nhé.
Bài viết được kiểm duyệt chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Quốc Định